Điểm danh 3 cách giảm đau nướu khi bé mọc răng

Điểm danh 3 cách giảm đau nướu khi bé mọc răng

 

Trong giai đoạn mọc răng từ 3 tháng – 3 tuổi cả bé và mẹ đều có thể gặp nhiều vấn đề rắc rối bởi vào thời điểm này bé thường mọc răng sữa, nướu của bé sẽ bị sưng, gây đau và chảy nước dãi. Mọc răng khiến bé gặp khó khăn trong việc ăn uống, làm bé cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, mọc răng còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bé trở lên quấy khóc thậm chí sốt, ngứa lợi.

Vậy mẹ cần làm gì để giúp bé giảm đau nướu mỗi khi bé mọc răng? Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết, phân biệt bé đang mọc răng để giúp bé dễ chịu hơn?

1. Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ mọc răng

Với các ba mẹ đã có kinh nghiệm nuôi con thì có thể dễ dàng nhận biết mỗi khi con mọc răng, còn với những ba mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều khi thấy con quấy khóc, sốt thì vô cùng lo lắng không biết phải làm sao?

Ba mẹ hãy quan sát nếu thấy bé có những dấu hiệu sau đây thì có thể bé đang mọc răng đấy nhé, sẽ nhanh thôi bé sẽ nhú lên những chiếc răng xinh trong vài ngày tới.

Gây đau nhức

 

·       Lợi sưng đỏ.

·       Ửng đỏ ở mặt và má.

·       Kéo tai ở bên tai có răng mọc.

·       Chảy dãi nhiều. 

·       Khó ngủ giấc ban ngày và ban đêm.

·       Thích cắn, mút, gặm.

·       Cáu kỉnh.

Ngoài ra, bé có thể còn bị sốt, tiêu chảy nhẹ trước khi trẻ mọc răng hoặc mẹ cũng có thể thấy bé nổi những mảng ban đỏ ở cằm và dưới môi dưới.

2. Vì sao bé lại bị đau nướu khi mọc răng?

Nguyên nhân gây đau nướu do mọc răng đó là răng của bé bắt đầu hình thành ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, khi ấy mầm răng đã được định hình trong lợi. Khi răng phát triển, chúng xuyên qua lợi và gây đau, sưng lợi. Những cơn đau mọc răng khiến bé thích gặm, cắn liên tục để giảm cơn đau, nhưng lại thấy khó chịu khi phải mút sữa mẹ hoặc sữa bình.

3. Cách giảm đau nướu cho bé khi mọc răng

3.1.  Vệ sinh và massage quanh nướu

Khi bé mọc răng thì nướu răng là nơi bị tổn thương nhiều nhất, răng đẩy lên khiến nướu răng đau, việc mẹ massage và vệ sinh nướu hằng ngày là cách quan trọng nhất để giảm đau cho trẻ mọc răng.

Mẹ hãy gắn một miếng gạc hoặc vải mềm đã nhúng nước muối sinh lý (và làm lạnh) để massage vòng tròn xung quanh nướu răng của trẻ, mỗi ngày một lần và có thể kết hợp khi tắm bé. Ngoài ra mẹ cũng thường xuyên lau sạch vùng nước dãi quanh miệng trẻ hoặc cài cho bé một chiếc khăn nhỏ ở cổ để thấm nước dãi.

Massage quanh nướu

 

Vệ sinh răng cho bé: mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ mẹ hãy dùng khăn mềm hoặc gạc y tế nhúng vào nước mát để làm lạnh. Sau đó mẹ nhẹ nhàng lau răng cho bé, mẹ có thể chà xát nhẹ quanh nướu răng, áp lực của tay và hơi lạnh từ khăn có thể làm giảm sự khó chịu cho bé.

3.2. Dùng xịt chống sâu răng Wetee cho bé

Xịt chống sâu răng Wetee ngoài việc giúp con bảo vệ răng miệng, làm sạch răng còn giúp con giảm đau nướu. Như ba mẹ đã biết đâu nướu có nhièu nguyên nhân, và các cơn đau sẽ làm con khó chịu, biếng ăn vậy nên việc chăm sóc răng miệng con cũng trở nên vất vả hơn.

Nhưng mẹ đừng lo vì giờ đây đã có Wetee, với các thành phần nhập khẩu như Xylitol, keo ong kết hợp với tinh chất trà xanh, bạc hà giúp bé kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Và điều đặc biệt hơn cả là Wetee có hương nho và vị ngọt như kẹo nên các bé dễ dàng hợp tác hơn, làm cho công cuộc giảm đau nướu trở lên hiệu quả hơn. 

3.3. Sử dụng Gel/thuốc giảm đau khi bé mọc răng

Ngoài 2 cách trên thì cách thứ 3 đơn giản tại nhà các mẹ cũng hay sử dụng đó là dùng một số loại thuốc, gel bôi nước được chỉ định dùng cho trẻ. Tuy nhiên khi sử dụng mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc bôi đúng cách.

Mẹ lưu ý khi dùng paracetamol giảm đau khi trẻ mọc răng: mẹ không nên tự ý dùng thuốc và không nên dùng paracetamol để làm giảm đau khi trẻ mọc răng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý mẹ nên thực hiện từng cách một, ưu tiên dùng 2 cách ở trên trước. Nếu mẹ có thể giảm đau mọc răng cho trẻ bằng những biện pháp thông thường thì có thể bỏ qua việc bôi thuốc. Còn nếu bé đau nhiều và quấy khóc thường xuyên thì nên đưa đi bác sĩ để thăm khám, từ đó có thể nhận được sự hướng dẫn chăm sóc con phù hợp nhất. Bởi cũng có trường hợp bé bị đau do nhiễm trùng tai có thể bị nhầm với cơn đau do mọc răng. Vì thế, nếu bé sốt, quấy khóc, bạn nên đưa con đi khám ngay. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Lên đầu trang