Thống kê trên thế giới cho thấy có tới 42% trẻ em bị sún răng. Sún răng ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy như nói ngọng, răng mọc lệch… Ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Dưới đây, WeTee sẽ mách cho mẹ cách chống sún răng hiệu quả cho bé
1. Sún răng hay gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi
Sún răng là hiện tượng răng của bé bị mủn, mòn dần và tiêu đi. Sún răng hay gặp nhất ở trẻ từ 1-3 tuổi. Nguyên nhân được giải thích là do men răng và ngà răng của bé mỏng hơn rất nhiều so với người lớn. Do đó, răng của bé rất nhạy cảm, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
Có nhiều nguyên nhân gây sún răng cho bé. Một trong số nguyên nhân có thể kể đến như:
Uống sữa đêm
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Thiếu canxi hoặc Flour
sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh
2. Sún răng có thể gây ra nguy hiểm cho bé
Nhiều ba mẹ cho rằng việc chăm sóc răng sữa cho bé là không cần thiết vì răng sữa rồi sẽ rụng và răng vĩnh viễn sẽ thay thế chúng. Chính vì suy nghĩ đó mà ba mẹ thường không quá quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho bé.
Sự thật thì răng sữa của bé bị sún sẽ để lại rất nhiều hệ lụy cho bé sau này. Đầu tiên có thể kể đến là vấn đề thẩm mỹ. Răng bé sún sẽ bị bào mòn đến cụt ngủn chỉ còn mỏm răng nhỏ, răng xuất hiện các vết từ xỉn vàng đến đen. Điều này có thể khiến bé cảm thấy tự ti, không dám cười và nói chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý non nớt của bé.
Răng bé sún cũng có thể dẫn đến việc răng sẽ bị rụng sớm. Răng sữa lại có nhiệm vụ hình thành và giữ khoảng cách giữa các răng. Nếu răng sữa rụng sớm có thể khiến các răng còn lại bị di chuyển và khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, làm thay đổi khung răng của bé.
Tại chỗ răng sún có rất nhiều vi khuẩn. Các vi khuẩn này không chỉ gây ảnh hưởng đến răng sữa mà chúng còn tồn tại và gây ảnh hưởng cho nướu và răng vĩnh viễn sau này. Đồng thời, răng sún bị mài mòn có thể làm lộ ra tủy và ngà răng làm bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn
Mặt khác, răng của bé, đặc biệt là răng sữa có vai trò lớn trong việc phát âm của bé. Khi răng bé sún có thể làm quá trình học phát âm của bé bị ảnh hưởng, bé có thể bị nói ngọng. Từ đó dẫn đến nói lí nhí và có thể trở thành rào cản giao tiếp của bé sau này.
3. Mách mẹ cách chống sún răng hiệu quả cho bé
Ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên, mẹ cần hết sức lưu ý đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé. Dưới đây là những cách chống sún răng hiệu quả cho bé mà Wetee tổng hợp được, các mẹ cùng tham khảo nhé:
3.1. Tạo thói quen đánh răng thường xuyên cho bé
Với những bé còn nhỏ chưa thể tự đánh răng, đầu tiên mẹ nên cho bé uống nước để rửa trôi thức ăn còn sót lại. Sau đó, mẹ vệ sinh răng và họng cho bé bằng khăn mềm. Như vậy vừa có thể làm sạch răng vừa giảm được tình trạng viêm họng cho bé.
Từ 3 tuổi trở lên, khi răng bé đã dần hoàn thiện, mẹ có thể dạy bé cách đánh răng với kem đánh răng có chứa Flour. Việc thường xuyên đánh răng đều đặn ngày 2 lần sẽ tạo cho bé thói quen trong việc vệ sinh răng miệng chống sún răng hiệu quả
Cách chải răng đúng là chải theo chiều dọc từ chân răng xuống và chải đủ cả 3 mặt: ngoài, trong, trên. Mẹ cần lưu ý kiên nhẫn để dạy con đánh răng đúng cách vì việc bé đánh răng đúng và kĩ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của quá trình chăm sóc răng miệng.
3.2. Loại bỏ những thói quen xấu
Bé có rất nhiều thói quen xấu có thể dẫn đến hiện tượng sún răng. Đầu tiên là việc cho bé bú hoặc ngậm bình sữa ti giả qua đêm. Đây là một thói quen xấu ảnh hưởng đến khung răng của bé, mẹ nên loại bỏ ngay.
Bên cạnh đó, việc cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt và uống sữa đêm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh mẽ. Răng sữa cửa các bé sẽ bị tấn công nhanh và do răng sữa có men răng yếu nên dễ dàng bị vi khuẩn ăn, mài mòn dẫn đến sún răng.
Nếu bé có thói quen uống sữa đêm, mẹ nên cho bé súc miệng lại với nước sau khi uống sữa để loại bỏ bớt thức ăn và vi khuẩn trong miệng.
Với những bé biếng ăn, có thói quen ngậm cơm, mẹ cũng nên cho bé súc miệng sau ăn và kiểm tra thật kỹ để đảm bảo không còn thức ăn bám lại trên răng.
3.3. Thực đơn giàu Flour và Calci
Bé đang trong thời kỳ thay răng sữa thì một thực đơn giàu Flour và Calci là một lựa chọn ưu tiên cho bé. Các loại thực phẩm dành cho giai đoạn này là trứng cá, sữa tươi, cà rốt…. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm cứng, nhiều ngọt cho bé như bánh, kẹo, đá, xương….
3.4. Khám răng định kỳ
Đây là việc làm cần thiết nhưng hầu như đều bị ba mẹ coi thường bỏ qua, nhất là khi bé chưa thay răng. Ba mẹ hầu như chỉ đưa bé đến khám khi dấu hiệu sún răng, sâu răng đã quá rõ và gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé.
Tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đi khám ít nhất 3-6 tháng/lần. Việc đưa bé đi khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu sún răng. Và đồng thời sẽ được tư vấn và đưa ra những biện pháp điều trị tốt nhất phù hợp với tình trạng của từng bé.
3.5. Sử dụng xịt chống sâu răng WeTee cho bé hằng ngày
Tuy nói đánh răng là một việc làm quan trọng và cần thiết nhất trong việc vệ sinh răng miệng cho bé. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng hợp tác với ba mẹ trong việc này. Trong trường này, xịt chống sâu răng WeTee sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của ba mẹ.
WeTee với các thành phần chính như xylitol, keo ong, chiết xuất trà xanh là sản phẩm xịt hàng đầu chống sâu răng hiệu quả. Bé có vị ngọt, kết hợp hương nho thơm mát như kẹo nên các bạn nhỏ rất hợp tác khi sử dụng. Mẹ chỉ cần xịt cho con ngày 2 lần, sáng sau bữa ăn và tối trước khi đi ngủ. Như vậy răng bé sẽ trắng sáng và chắc khỏe ngay kể cả khi bé quên đánh răng và uống sữa đêm. Bé chẳng sợ sún răng nữa.
Ba mẹ sắm ngay cho bé nhà mình #WeTee để cùng trải nghiệm nhé!
Viết bình luận